Quy định mới về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
Cập nhật: 04.10.2019 10:58

Thông tư mới đã sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến sự khác biệt mã số HS trên C/O và trên tờ khai nhập khẩu; danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan...; đặc biệt thông tư bổ sung nội dung quan trọng liên quan đến hướng dẫn xác định quy tắc xuất xứ theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (hiệp định CPTPP).

Trường hợp có sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu nhưng mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu, cơ quan hải quan có cơ sở xác định hàng hóa theo mã số HS trên tờ khai hải quan hàng hóa, tờ khai hải quan hàng hóa bổ sung đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp có sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan hàng hóa và mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan hàng hóa, hàng hóa thực tế hàng hóa, cơ quan hải quan có cơ sở xác định hàng hóa hàng hóa không phải hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan thực hiện từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thông báo trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại khoản 2, điều 22 thông tư này.

Trường hợp có sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan hàng hóa nhưng mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan hàng hóa, hàng hóa thực tế hàng hóa và cơ quan hải quan không có cơ sở để xác định hàng hóa theo mã số HS trên tờ khai hải quan hàng hóa đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ quy định tại nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các văn bản hướng dẫn có liên quan, gồm: Tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO); hàm lượng giá trị khu vực (RVC); chuyển đổi mã số ở cấp chương (CC), chuyển đổi mã số ở cấp nhóm (CTH), chuyển đổi mã số ở cấp phân nhóm (CTSH); hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ nước thành viên xuất khẩu, hàng hóa được sản xuất từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hoặc nhiều nước thành viên (PE); công đoạn gia công chế biến cụ thể (SP); tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (de minimis) thì cơ quan hải quan thực hiện thủ tục xác minh theo quy định tại điều 19 và điều 21 thông tư này.

Bên cạnh đó, thông tư 62/2019/TT-BTC cũng bổ sung trường hợp từ chối C/O, cụ thể bổ sung điểm d, khoản 1, điều 22 như sau: Trường hợp có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hàng hóa nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp hoặc trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hàng hóa nhưng người khai hải quan không khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan hàng hóa theo quy định tại điều 5 thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định.

Trường hợp người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điều 5 thông tư này nhưng khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định tại điều 7 thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định.

(3/10/2019)