logo
logo
0903.600.368
Time 28.01.2021 09:38 | View 510

Từ tháng 2/2021, nhiều chính sách mới chính thức có hiệu lực liên quan tới người lao động như lao động nữ làm trọn ngày đèn đỏ có thể được hưởng thêm tiền, những trường hợp giấy phép lao động bị thu hồi...

Những quy định bổ sung về lao động nữ

Từ ngày 1/2/2021, nghị định 145/2020 hướng dẫn một số điều trong bộ luật lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Khoản 3 điều 80 quy định:

- Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Trường hợp lao động nữ làm trọn ngày đèn đỏ (không nghỉ 30 phút theo quy định) thì ngoài việc được hưởng nguyên lương ngày đó sẽ được nhận thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ với 2 điều kiện:

  • Lao động nữ chủ động không nghỉ;
  • Người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm.

Nếu lao động nữ muốn làm trọn ngày nhưng người sử dụng lao động không đồng ý thì người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải trả thêm tiền lương.

Những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước 120 ngày

Nghị định 145/2020 quy định 4 ngành, nghề, công việc đặc thù mà người lao động, người sử dụng lao động phải báo trước ít nhất 120 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Đối với những công việc đặc thù sau đây, người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên khi đơn phương chấm dứt phải báo trước ít nhất 120 ngày:

- Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;

- Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp; luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

- Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;

- Trường hợp khác do pháp luật quy định.

9 trường hợp giấy phép lao động bị thu hồi

Đây là nội dung tại nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 15/2/2021.

Theo đó, giấy phép lao động (GPLĐ) bị thu hồi trong các trường hợp sau:

- GPLĐ hết thời hạn;

- Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ);

- Nội dung của HĐLĐ không đúng với nội dung của GPLĐ đã được cấp;

- Làm việc không đúng với nội dung trong GPLĐ đã được cấp;

- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh GPLĐ hết thời hạn/chấm dứt;

- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng NLĐ nước ngoài chấm dứt hoạt động;

- Người sử dụng lao động hoặc NLĐ nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại nghị định này;

- NLĐ nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

(25/1/2021)

Pháp lý | Đang xem: 56
© 2012, Bao An Law Firm. All Rights Reserved.